Khách hàng
BASE
mediaz
MFC office
Bom office
shimada office
Nishio
thiet ke van phong cty schenker
cty tu van luat hoang minh
Charlieone Club
Nhà máy
Tags
Thống kê truy cập

Số người truy cập: 349
Số số người Online: 2

TƯ VẤN QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN BẢ

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN BẢ

I. Đánh giá chung về công trình xây dựng - Quan sát xem ngôi nhà có mấy mặt tiếp xúc với không gian để sử dụng sơn chống thấm hay sơn màu. - Kiểm tra sơ bộ chất luợng xây dựng xem thợ xây dựng có làm tốt vấn đề trát chít như: bề mặt tường có lồi lõm nhiều không? Cát sử dụng để xoa trát có đảm bảo yêu cầu (độ mịn, hạt nhỏ, không lẫn nhiều tạp chất bẩn) kỹ thuật không? Nếu phát hiện thì đề nghị chủ nhà hoặc chủ thầu có phương án xử lý kịp thời như loại bỏ chất bẩn và trát chít lại những chỗ lõm sâu, mài những chỗ lồi ra. - Kiểm tra tường có bị ngấm nứơc không? Tìm, phát hiện ra và triệt tiêu nguồn rò rỉ nước và kết hợp sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng. - Chỉ thi công sơn khi thời tiết khí hậu khô ráo, tuyệt đối không thi công trong điều kiện thời tiết không đảm bảo như: Mưa, bão gió, thời tiết nồm quá ẩm.
* Chú ý: Nếu không kiểm tra kỹ, khắc phục trước các lỗi xây dựng trên, đảm bảo bề mặt tường phải khô, sạch sẽ và ổn định thì có sử dùng sơn chất lượng tốt đến đâu cũng vẫn có thể bị bong tróc, phông rộp hoặc rêu mốc.
 

II. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN

Khi chuẩn bị bề mặt bột bả không tốt, sơn bám vào bề mặt kém dẫn đến lớp bả bong rộp, phồng nước. Hoặc xử lý bề mặt không sạch cũng làm cho sản phẩm phồng rộp.
1. Thi công bột bả:
- Bả bột bả lên tường, sau đó chà giấy nhám min để loại bỏ cát và tiếp theo dùng chỗi quét sạch bụi nhằm lấp sạch những lỗ nhỏ, chỗ gồ ghề và những khiếm khuyết khác trên tường tạo mặt tường phẳng và mịn hơn.
- Sau khi bả xong một ngày phải phun nước giữ ẩm, bột bả có nước để đông kết không sẽ không đông kết. Nên bả một lớp bột bả mỏng lấp vừa đủ bề mặt tường vừa chát, nên dùng bột bả Alex.
* Chú ý: Khi thi công bột bả không bả quá dày dẫn đến sơn bong cả mảng, không đông kết, không bám vào bề mặt tường.
2. Lăn sơn lót:
- Khi tường khô, vệ sinh tường sạch sẽ, trước khi lăn sơn phải quấy đều, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày vừa đủ thì mới có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước, ngòai ra tính năng kháng kiềm của lớp sơn lót giúp lớp sơn phủ không bị phai màu và màu trắng của sơn lót còn giúp thể hiện màu sắc của lớp sơn phủ chính xác và đẹp mắt hơn.
- Mỗi lớp lăn cách nhau từ 30 phút đến 1h (tùy theo thời tiết). Đặc trưng khí hậu Việt Nam nóng ẩm, do vậy ta nên dùng sơn lót chống kiềm hoắc sơn chống thấm, tốt nhất là sơn Alex Sealer 8000 hoặc Alex Sealer 6000.
* Chú ý: Nếu không lăn sơn lót chống kiềm, chống thấm các chất kiềm thoát ra từ trong tường làm cho bề mạt tường loang màu, nấm mốc.
3. Lăn sơn phủ ( Sơn hoàn thiện)
- Lăn từ 2 đến 3 lớp sơn phủ để sơn đều màu, mỗi lớp sơn cách nhau từ 30 phút đến 1h, tác dụng của sơn phủ mang đến cho tường sự mịn màng, bóng loáng và đẹp như bạn mong đợi.
* Chú ý: + Trước khi lăn sơn phải khuấy đều thùng sơn từ 2 đến 3 phút để sơn dẻo và tăng độ thẩm thấu của sơn, các thành phần của sơn được trộn đều sẽ tốt hơn. Do trong sơn có nhiều loại hoá chất có tỷ trọng khác nhau, nên không khuấy đều sẽ dẫn đến chỗ đậm màu, chỗ nhạt màu.
+ Trước khi khuấy đều không được chia thùng (lon) sơn ra làm hai phần dẫn đến hai phần sơn khác nhau về chất lượng và màu sắc.
+ Tuyệt đối không lăn sơn trong nhà ra ngoài trời dẫn đến sơn một thời gian sẽ bị phấn hoá.
+ Không lăn sơn phủ quá mỏng dẫn đến sơn bị xuống màu nhanh.
+ Đối với ngôi nhà thoáng có nhiều cửa sổ, không bị che chắn dẫn đến cường độ ánh sáng khuếch tán vào nhà nhiều ta nên sử dụng sơn ngoài trời vào trong nhà để sản phẩm không bị phấn hoá, tránh xoa ra tay.
 

III. CÁCH XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH SƠN TRONG NHÀ, DIỆN TÍCH SƠN NGOÀI TRỜI VÀ DỰ TOÁN SỐ LƯỢNG SƠN TRONG NHÀ, SƠN NGOÀI TRỜI

1. Diện tích sơn trong nhà = ( Diện tích mặt sàn x số tầng ) x hệ số sơn trong nhà:
    Trong đó: Hệ số sơn trong nhà nằm trong khoảng 3 đến 4.5
                  - Nếu nhà khung nhiều phòng ít cửa sổ              - Hệ số: 4.5
                  - Nếu nhà khung nhiều phòng cửa trung bình    - Hệ số: 4
                  - Nếu nhà cấp 4 ít cửa                                         - Hệ số: 3.5
                  - Nếu nhà cấp 4 không có trần                            - Hệ số: 3
Chú ý: Hệ số trên chỉ đúng khi tính tổng thể của một ngôi nhà, nhưng tính riêng lẻ từng phòng thì không còn chính xác nữa
 
2. Diện tích sơn ngoài trời = Diện tích mặt tiền x Hệ số sơn ngoài trời
    Trong đó: - Hệ số sơn ngoài trời chạy từ 1.2 đến 1.8, tuỳ theo mức độ phào chỉ nhiều hay ít để đưa ra hệ số cho phù hợp.
                     - Một số trường hợp hệ số sơn ngoài trời bằng 1 nhưng rất ít bởi vì ngoài trời có ban công, con tiện, lan can, ....
Ví dụ: Một ngôi nhà có chiều rộng ( hay chiều ngang ) là 5m, chiều dài ( hay chiều sâu ) là 10m, cao 3 tầng, mỗi tầng cao 4m, lan can ( hay ban công ) nhà rộng 1.5m
          Tính diện tích sơn trong nhà:
           Diện tích sơn trong nhà = (5 x 10 x3) x 4 = 600m2
+ Trường hợp 1: Lăn sơn trực tiếp không bả matis
 Theo quy trình thi sơn trong nhà không bả matis thì phải lăn 4 lớp bao gồm: 2 lớp sơn lót ( sơn trắng ) và 2 lớp sơn màu
      Trong đó: 1 thùng sơn trong nhà 18lit lăn được 200m2, nếu lăn 4 lớp được 50m2
       Số lượng sơn trong nhà = Diện tích sơn trong nhà / Định mức 1 thùng 18lit lăn 4 lớp
                                              = 600 / 50 = 12 thùng 18lit
        Trong đó: Số lượng sơn lót ( sơn trắng ) chiếm 2/3 = 8 thùng
                                 Số lượng sơn màu                               = 4 thùng
+ Trường hợp 2: Có bả matis
Theo quy trình sơn trong nhà có bả matis thì phải thực hiện như sau: Bả 2 lớp, sơn lót ( sơn trắng ) 1 lớp và sơn phủ ( sơn màu) 2 lớp.
     Trong đó: - 1 bao bột bả (40kg) bả 1 đến 2 lớp được 40m2
      Số lượng bột bả trong nhà = Diện tích sơn trong nhà / Định mức 1 bao bột bả trong nhà
                                                        = 600 / 40 = 15 bao
                   - 1 thùng sơn trong nhà 18lit lăn 1 lớp được 200m2, vậy lăn 3 lớp đựơc 70m2
       Số lượng sơn trong nhà = Diện tích sơn trong nhà / Định mức 1 thùng 18lit (lăn 3 lớp)
                                                     = 600 / 70 = 9 thùng 18lit
       Trong đó: Số lượng sơn trắng chiếm > 1/2 =  5 thùng ( 18lit)
                        Số lượng sơn màu chiếm < 1/2  = 4 thùng (18lit)
* Tính diện tích sơn ngoài trời:
   Diện tích sơn ngoài trời = ( 5x4x3 ) x1.5 = 90m2
+ Trường hợp 1: Lăn trực tiếp không bột bả matis
Theo quy trình thi công sơn ngoài trời không bột bả matis phải lăn 4 lớp bao gồm 2 lớp sơn lót chống kiềm ( hoắc sơn trắng) và 2 lớp sơn phủ ( sơn màu)
     Trong đó: - 1 thùng chống kiềm (18lit) lăn 2 lớp đựơc 120m2
                      - 1 lon chống kiềm (5lit) lăn 2 lớp đựơc 30m2
                      - 1 lon son màu (5lit) lăn 2 lớp được 30m2
     Số lượng sơn lót chống kiềm = Diện tích sơn ngoài trời / Định mức 1lon chống kiềm lăn 2 lớp
                                                    = 90 / 30 = 3 lon (5lit)
      Số lượng sơn màu = Diện tích sơn ngoài trời / Định mức 1lon sơn phủ ngoài trời lăn 2 lớp
                                          = 90 / 30 = 3 lon (5lit)
      Trong đó: Màu nền chiếm 2/3 = 2 lon (5lit)
                       Màu phủ chiếm 1/3 = 1lon (5lit)
+ Trường hợp 2
Theo quy trình thi công sơn ngoài trời có bả matis thì phải bả 2 lớp + 1 lớp sơn lót chống kiềm + 2 lớp sơn phủ
      
         Trong đó: - 1 bao bột bả 40kg bả 2 lớp được 40m2
                         - 1 lon chống kiềm 5lit lăn được 1 lớp đựơc 60m2
                         - 1 lon sơn màu 5lit lăn 2 lớp được 30m2
         Số lượng bột bả ngoài trời = Diện tích sơn ngoài trời / Định mức 1 bao bột bả bả 2 lớp
                                                     = 90/40 = 2.5 (bao)
         Số lượng sơn lót chống kiềm = Diện tích sơn ngoài trời/Định mức 1 lon chống kiềm lăn 1 lớp
                                                            = 90/60 = 1.5lon (5lit)
          Số lượng sơn màu = Diện tích sơn ngoài trời / Định mức 1 lon sơn phủ ngoài trời lăn 2 lớp
                                        = 90/30 = 3 lon (5lit)
          Trong đó: Màu nền chiếm 2/3 = 2 lon (5lit)
                           Màu phủ chiếm 1/3 = 1 lon (5lit)
 
* Chú ý:
- Phải dùng đủ số lượng sơn theo đúng định mức.
- Phải thi công đủ số lần sơn và mỗi lần phải cách nhau từ 30 phút đến 1h (tùy theo điều kiện thời tiết).
- Yêu cầu toàn bộ hệ thống đại lý đọc và hiểu rõ về quy trình thi công lăn sơn để đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ cho các công trình.
 

[Quay lại]


Các tin liên quan

Ứng dụng phối cảnh 3D trong thiết kế nội thất văn phòng    (29-05-2014)
TẠI SAO BẠN CẦN THIẾT KẾ VĂN PHÒNG?    (25-03-2024)
THIẾT KẾ VĂN PHÒNG DIỆN TÍCH NHỎ VÀ ĐẸP    (25-03-2024)
TOP XU HƯỚNG THIẾT KẾ VĂN PHÒNG TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2024    (25-03-2024)
Liên hệ công việc    (23-03-2018)
Quy trình thi công và thiết kế nội thất văn phòng    (04-03-2014)
YẾU TỐ CHỌN MẶT BẰNG ĐỂ THIẾT KẾ VĂN PHÒNG.    (03-07-2014)
SẢN PHẨM NỘI THẤT VIỄN ĐÔNG DESIGN    (16-05-2014)
TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG MỚI    (30-06-2014)
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG    (29-05-2014)